Nhà Phố Liền Kề – Xu Hướng Kiến Trúc Thời Đại Mới

Mời Bạn Đánh Giá

Nhà phố liền kề là một trong những xu hướng thiết kế làm mưa làm gió trong những năm gần đây. Đây là xu hướng đang nhận được sự quan tâm và đánh giá rất cao từ nhiều gia chủ. Vậy nhà liền kề là gì? Nhà phố liền kề có ưu – nhược điểm như thế nào?… Hãy cùng maunhadepsg làm rõ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình nhà phố liền kề là gì?

xu-huong-thiet-ke-nha-pho-lien-ke-noi-bat
Xu hướng thiết kế nhà phố liền kề trong những năm qua

Nhà phố liền kề là mô hình nhà ở, được thi công liên tục gần nhau trong một khu vực quy hoạch. Các tim trục của đường phố, nơi thương mại, … Các ngôi nhà hầu hết đều được thiết kế theo phong cách gần như giống nhau với diện tích cũng có điểm tương đồng với nhau.

Thông thường diện tích của 1 nhà liên kề khoảng 5×20 hay 4×25 (đơn vị mét vuông).
Nhà liền kề thường sử dụng chung một hạ tầng khu đô thị như: Điện nước, cơ sở hạ tầng giao thông, …v.v. Bên cạnh chức năng là để ở thì ngày nay, các nhà phố liền kề còn được sử dụng vào đa dạng các mục đích khác nhau như: Kinh doanh, mua bán, hoặc vừa ở vừa kinh doanh, …

2. Ưu và nhược điểm của mô hình nhà phố liền kề hiện nay

Có nên chọn nhà liền kề hay không là câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người còn băn khoăn. Dưới đây là một số ưu nhược điểm bạn chắc chắn sẽ gặp phải khi lựa chọn mua và sinh sống tại các khu nhà liền kề. cùng tìm hiểu nhé.

2.1 Ưu điểm của nhà phố liền kề

Uu-diem-cua-nha-pho-lien-ke
Ưu điểm của mẫu nhà phố liền kề

Nhà phố liền kề hiện đang là xu hướng đón đầu trong thiết kế xây dựng ngày nay. Bởi nó sở hữu những ưu điểm vượt trội, không chỉ đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng mà tính thẩm mỹ cũng được đánh giá rất cao.

Cụ thể:

  • Xu hướng thiết kế hiện đại: Nhà phố liền kề thường được thiết kế theo lối hiện đại, đón đầu xu hướng thẩm mỹ thịnh hành.
  • Cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, tiện ích hoàn thiện đầy đủ: Giúp cải thiện đời sống của cư dân trở nên tiện lợi hơn.
  • Nhà phố liền kề thường sở hữu không gian rất thoáng mát, yên tĩnh: Đảm bảo các yếu tố về chất lượng, an toàn và độ thẩm mỹ chung.
  • Sống trong khu đô thị văn minh: Nhà nằm trong một khu đô thị mới vì vậy đa số cư dân đều có trình độ dân trí rất cao, đảm bảo cuộc sống văn minh đi lên.
  • Đầy đủ thủ tục pháp lý: Nhà phố liền kề đảm bảo có sổ hồng riêng, vì vậy bạn không cần đắn đo về vấn đề thủ tục pháp lý.
  • Đảm bảo sự riêng tư thoải mái cho các hộ gia đình.

2.2 Nhược điểm của nhà phố liền kề

Nhuoc-diem-cua-nha-pho-lien-ke
Nhược điểm của nhà phố liền kề

Dù có nhiều ưu điểm vượt bậc là thế, nhưng Nhà phố liền kề vẫn còn gặp phải một số tồn đọng nhất định. Đó là:

– Nhà phố liền kề là lối thiết kế được xây dựng theo kết cấu có sẵn: Cho nên, điều này sẽ dẫn đến không ít gia chủ không hài lòng bởi kiến trúc ngôi nhà không theo ý thích của mình.
– Việc sửa chữa thiết kế xây dựng cũng không hề đơn giản.– Chi phí sửa nhà khá cao.
– Chi phí để mua một ngôi nhà phố liền kề thường cũng khá cao.
– Mặt khác, chủ nhà khó có thể kiểm soát được chất lượng công trình như khi tự xây nhà riêng.

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhu cầu, sở thích, kinh phí, … Mà gia chủ cần nhắc kỹ lưỡng để chọn phương án sao cho thích hợp nhất, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của cả gia đình.

3. Tiêu chuẩn và mật độ xây nhà liên kế

Tieu-chuan-va-mat-do-xay-nha-lien-ke
Tiêu chuẩn và mật độ thi công nhà ở liền kề

Trong xây dựng, bất cứ một công trình nào cũng cần phải tuân thủ:

. Bộ Quy chuẩn về thiết kế nhà cao tầng
. Bộ Quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng và quy hoạch xây dựng.

Vì vậy, mật độ xây dựng sẽ được chia làm 2 loại: Mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp. Chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:

Mật độ xây dựng thuần: Là phần tính theo hình chiếu giọt nước mưa của ngôi nhà trên tổng diện tích lô đất của bạn. Và không bao gồm diện tích của các tiểu cảnh trang trí, bể bơi hay sân thể thao ngoài trời, …

Mật độ xây dựng gộp: Là phần hình chiếu giọt nước mưa của ngôi nhà nhà trên tổng diện tích toàn khu đất. Có bao gồm sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng của ngôi nhà trong khu đất đó.

Hệ số sử dụng đất là gì?: Đó là phần trăm diện tích sàn toàn ngôi nhà tỷ lệ (loại trừ phần tầng hầm và tầng mái) với diện tích tổng thể của lô đất.

Tìm hiểu cách chừa mật độ xây dựng mới nhất tại khu vực TP HCM:

Điều kiện đầu tiên không thể thiếu ở trong quy định về mật độ xây dựng, đó là khoảng lùi sau nhà hay còn gọi là phần đuôi đất. Khoảng lùi này được trừ ra theo quy định của nhà nước, thường sẽ được ưu tiên tận dụng làm sân sau.

Khoảng lùi của các công trình được quy định tùy vào tổ chức quy hoạch trong không gian thiết kế kiến trúc, chiều cao của công trình và chiều rộng của lộ giới hiện hữu. Tuy nhiên, nên lưu ý: khoảng cách lùi ít nhất phải đảm bảo thỏa mãn những quy định sau:

Đối với lô đất có diện tích trên 50m2, có chiều sâu (D) tính từ ranh lộ giới:

Nếu D ≥ 16m: công trình phải chừa sân sau tối thiểu là 2 mét.
Nếu 9m ≤ D < 16m: công trình phải chừa sân sau tối thiểu là 1 mét.

Trường hợp D < 9m: khuyến khích tạo một khoảng trống phía sau nhà.
Ví dụ cho ngôi nhà có diện tích đất là 4x18m (Thuộc trường hợp D> 16m) bắt buộc lùi công trình ít nhất là 2 mét.

Cách tính mật độ xây dựng:

Cach-tinh-mat-do-xay-dung
Cách tính mật độ xây dựng

Nói đến mật độ xây dựng trong Nhà phố liền kề, có một cách tính cơ bản như sau để bạn có thể tham khảo. Đây là cách tính thường dùng để các cơ quan thẩm định, đơn vị tư vấn thiết kế.

Bên liên quan biết và thực hiện khi tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt, cấp giấy phép xây dựng. Cho các công trình xây dựng nhà ở có liên quan đến chỉ tiêu mật độ xây dựng công trình. Mật độ xây dựng được áp dụng theo bảng sau:

Bảng tính mật độ xây dựng hiện hành

Trong trường hợp cần tính mất độ xây dựng của một khu đất có diện tích cụ thể. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp nội suy theo công thức dưới đây:

cong-thuc-tinh-mat-do-xay-dung
Công thức tính mật độ xây dựng

Công thức tính mật độ xây dựng
Trong đó có:

Nt: Là mật độ xây dựng của khu đất cần tính
Ct: Là diện tích khu đất cần tính
Ca: Là diện tích khu đất cận trên
Cb: Là diện tích khu đất cận dưới
Na: Là mật độ xây dựng cận trên, trong Bảng 1 tương ứng với Ca
Nb: Là mật độ xây dựng cận dưới, trong Bảng 1 tương ứng với Cb

Ví dụ cụ thể như với khu đất có diện tích là 150m2, ta tính được mật độ xây dựng của khu đất đó như sau:

vi-du-ve-cach-tinh-mat-do-xay-dung
Ví dụ về cách tính mật độ xây dựng

Giếng trời trong nhà, thông tầng cầu thang không thể được tính là chừa mật độ xây dựng như những năm trước. Mà bắt buộc phải chừa sân sau theo quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phân loại chức năng nhà ở liên kế

Theo quyết định số 42/2005/QĐ-BXD ngày 29/11/2005 của Bộ Xây Dựng. Nhà phố liền kề sẽ bao gồm 2 loại dưới đây:

4.1 Nhà phố liền kề thương mại

Nha-pho-lien-ke-thuong-mai
Nhà phố liên kế kèm dịch vụ thương mại

Đây là loại nhà ở liên kế. Thường được thiết kế thi công ở các trục đường phố, gần trung tâm thương mại,..v.v theo quy hoạch đã được duyệt sẵn. Nhà phố liền kề ngoài chức năng để ở. Còn được sử dụng làm cửa hàng để buôn bán, dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ, …

4.2 Nhà phố liền kề có sân vườn

Mau-nha-pho-lien-ke-co-san-vuon
Mẫu nhà liên kế có sân vườn trước

Đây là loại Nhà phố liền kề với thiết kế phía trước hoặc phía sau nhà có một khoảng sân vườn. Nằm gọn trong khuôn viên của mỗi nhà. Kích thước khu vườn được nhất quán cho tất cả căn nhà theo quy hoạch chi tiết của nhà thầu.

Hy vọng rằng qua những chia sẻ về: Nhà Ở Liền Kề – Xu Hướng Kiến Trúc Thời Đại Mới. Bạn đã nắm được những xu hướng thiết kế nhà ở liền kề thịnh hành năm nay. Từ đó để lựa chọn được đơn vị thiết kế phù hợp với nhu cầu, cũng như sở thích của mình.

>>>Xem thêm : https://maunhadepsg.com/biet-thu-nha-vuon/

Để nhận thêm tư vấn và báo giá thiết kế nhà ở chi tiết hơn, xin hãy liên hệ với thầu xây dựng bình tân chúng tôi. Rất hân hạnh được đón tiếp.

Contact Me on Zalo
0931 839 489